Tiếng Việt English

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng? Lễ chùa đầu năm ở Hà Nội

Đi lễ chùa đầu năm là một trong những hoạt động không thể thiếu trong văn hóa nước ta mỗi dịp tết đến xuân về. Vào mỗi dịp đầu năm mới, người ta lại nô nức kéo nhau đi chùa đề cầu thuận lợi, bình an cho người thân và gia đình. Tuy nhiên, theo dòng thời gian, việc đi lễ chùa ngày càng dần bị biến tướng và mất đi ý nghĩa và nét đẹp vốn có của nó. Vậy đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng? Trong bài viết này, halongcruisecenter sẽ chia sẻ đến bạn cách đi lễ chùa đầu năm cũng như một số ngôi chùa linh thiêng gần Hà Nội mà bạn có thể lựa chọn cho chuyến du xuân này, cùng theo dõi nhé:

Đi lễ chùa đầu năm như thế nào cho đúng?

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?1

Đi chùa là một nét đẹp văn hóa tâm linh đẹp của người Việt, nhất là vào những dịp đầu năm, nét đẹp này lại càng được phát huy nhiều hơn qua những chuyến lễ chùa dịp năm mới. Tuy nhiên, do lượng người đi lễ chùa dịp đầu năm thường rất đông đúc nên khả năng xảy ra các vấn đề liên quan cũng nhiều hơn, điều này làm biến tướng và ảnh hưởng đến ý nghĩa vốn có của những ngày hội lễ chùa.

>>> Xem thêm: Du lịch Hạ Long 1 ngày

Dưới đây là một số chú ý để đi lễ chùa đầu năm đúng cách mà bạn có thể tham khảo:

Lễ chùa quan trọng ở lòng thành và cái tâm hướng thiện

Đi lễ chùa đầu năm không chỉ có ý nghĩa về mặt cầu khấn tâm linh cho một năm mới tốt lành mà còn là nơi để mỗi con người lắng lại lòng mình, loại bỏ những tục khí, xô bồ ngoài xã hội để tìm về cái tâm yên tĩnh.

Hiện nay, do lượng người lễ chùa đầu năm tăng lên cao, nhiều người đi lễ chùa đầu năm chỉ vì "nhiều người làm như thế" chứ chưa thực sự có cái tâm đi chùa nên nhiều biến tướng đã xuất hiện. Các "dịch vụ lễ chùa" cũng được ra đời làm biến chất nét đẹp lễ chùa đầu năm trong tâm thức nhiều người.

Vì thế, khi lễ chùa đầu năm nói riêng và lễ chùa nói chung bạn nên nhớ: lễ chùa cần có lòng thành và cái tâm hướng thiện, các vật sắp lễ có cũng được mà không có cũng không sao, phật không quan tâm điều này. Như người xưa vẫn nói, ăn hương ăn hoa là ý chỉ lễ chùa, thắp nhang, khấn phật chỉ là hành động mang tính biểu tượng, nó phụ thuộc chủ yếu nhất chính là vào lòng thành cũng như cái tâm của người thực hiện mà thôi.

Việc không có tâm lễ chùa mà vẫn đi lễ chùa, kèm theo đó là mang theo các vật không hợp cách vào văn hóa lễ chùa chỉ khiến văn hóa này ngày càng bị biến tướng và mất đi nét đẹp vốn có của nó. Hãy chỉ đi lễ chùa khi tâm bạn muốn lễ chùa, đừng đi chùa chỉ để cầu xin đắc phúc, được lợi rồi xuýt xoa hít hà, sờ mó chân tay tượng để thoa lên mặt, lên mũi để hưởng "phúc khí", đó đều là những quan niệm sai lầm cần được sửa chữa.

Tuân thủ các quy định khi đi lễ chùa

Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?2

Bên cạnh cái tâm hướng thiện thì việc tuân thủ các quy định khi đi lễ chùa cũng là vô cùng quan trọng. Ngày nay, người ta đi lễ chùa không chỉ lễ ở những ngôi chùa trong làng như trước kia mà còn tìm đến những ngôi chùa ở xa kết hợp cùng những chuyến du xuân đầu năm. Điều này dẫn đến việc một số ngôi chùa đẹp, linh thiêng thường bị quá tải về lượng du khách. Để tránh các tệ nạn, vấn đề xảy ra, ta cần tuân thủ một số quy định khi đi lễ chùa như sau:
  • Đọc kỹ các quy định về vị trí dâng lễ, nơi thắp hương, hóa vàng, cúng lễ,... trong quy định của chùa để tránh việc thực hiện sai.
  • Đến dâng hương lễ chùa nếu sắm lễ thì chỉ được sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè,... không sắm sửa các loại lễ mặn như thịt, giò chả,...
  • Chỉ sắm lễ mặn khi đi lễ các vị thánh, mẫu (nếu được phép)
  • Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cũng Phật tại chùa bởi tiền âm chỉ dùng để đốt cho người đã chết, không phải để cũng cho Phật.
  • Dù là tiền thật hay vàng mã thì cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền công đức có thể bỏ vào hòm công đức.
  • Không vì đi lễ chùa xa mà bỏ quên chùa của làng mình, bởi chùa làng nào, dân làng nấy thờ, đó là tục từ xưa đến nay đã thế.
Trên đây là một số chú ý để đi lễ chùa đầu năm cho đúng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có một chuyến lễ chùa đầu năm thuận lợi và ý nghĩa hơn. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn một số địa điểm lễ chùa nổi tiếng gần Hà Nội, cùng theo dõi nhé!

Những địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng ở Hà Nội

Dưới đây là một số ngôi chùa khu vực miền Bắc gần Hà Nội mà ta có thể đi lễ chùa và về trong ngày mà bạn có thể theo dõi:

Chùa Hương

Những địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng ở Hà Nội

Nhắc đến ngôi chùa gần Hà Nội người ta thường nghĩ ngay đến chùa Hương hay còn được gọi với cái tên chùa Hương Sơn. Chùa Hương nằm ven sông Đáy, là một trong những ngôi chùa lớn có lối kiến trúc đẹp.

Vào mỗi dịp đầu năm, chùa Hương sẽ có lễ hội từ 6/1 đến tháng 3 âm lịch, đây cũng là khoảng thời gian du khách kéo về đông nhất. Đến lễ chùa Hương đầu năm, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh núi non trùng điệp, thiên nhiên thoáng mát, mãn nhãn bởi cảnh sắc hữu tình của ngôi chùa lâu đời này.

Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử hay thiền viện trúc lâm Yên Tử chính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng gần Hà Nội được nhiều du khách ghé thăm và lễ chùa cầu may mỗi dịp đầu năm. Quần thể di tích Yên Tử nằm trên núi Yên Tử với độ cao cao nhất lên đến 1.068m, là ngôi chùa cao nhất cả nước.

Cứ vào mỗi ngày mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch, chùa Yên Tử sẽ mở hội đầu năm, thu hút được hàng triệu lượt du khách du xuân hành hương và lễ Phật.

Chùa Ba Vàng

Những địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng ở Hà Nội-2

Chùa Ba Vàng nằm ở Uông Bí, Quảng Ninh, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng với độ cao 340m. Đây là một địa điểm tâm linh miêu tả về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni từ quá trình tu hành đến khi nhập vào cói niết bàn.

Đặc biệt, chùa Ba Vàng có ngoại cảnh đẹp, không khí trong lành với 3 tầng nước liên hoàn chảy uốn lượn quanh những núi đá, núi rừng thiên nhiên hùng vì trữ tình, giúp tâm hồn ta thanh tịnh, thoải mái.

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính nằm ở Gia Viễn, Ninh Bình, là một trong những ngôi chùa linh thiêng lớn gần Hà Nội. Đây là một trong những quần thể chùa đẹp và lớn nhất Việt Nam với hàng loạt các kỷ lục từ tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, hành lang La Hán dài nhất Châu Á,.... cùng rất nhiều kiến trúc đẹp khác.

Không những vậy, chùa Bái Đính còn sở hữu cảnh sắc thiên nhiên đẹp hút mắt, sẽ giúp con người ta cảm thấy lòng an nhiên, tự tại.

Chùa Keo

Những địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng ở Hà Nội-3

Chùa Keo nằm ở Vũ Thư, Thái Bình là ngôi chùa cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở nước ta với một số công trình kiến trúc nổi bật như chiếc gác chuông bằng gỗ độc đáo thời Hậu Lê.

Vào mỗi dịp đầu năm, ngôi chùa này lại thu hút hàng ngàn lượt khách đến vãn cảnh và lễ chùa cầu nguyện cho năm mới bình an.

Đền Trần

Đền Trần, Nam Định là nơi thờ các vị vua, quan tướng có công phò tá nhà Trần. Chính vì điều này mà nhiều người tin rằng nếu có được ấn đề Trầ sẽ giúp con người ta thành đạt và có nhiều thăng tiến trong sự nghiệp, công danh.

Hằng năm vào ngày rằm tháng giêng, du khách khắp nơi sẽ đổ về đền Trần với hy vọng xin được ấn đền Trần để cầu cho sự nghiệp, công danh thêm thành công, rạng rỡ.

Trên đây là tất cả thông tin mà halongcruisecenter muốn chia sẻ đến bạn về việc đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng cũng như một số điểm đến tâm linh ở Hà Nội. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích. Chúc bạn một chuyến đi đầu xuân thuận lợi!