Tiếng Việt English

Hải sản không nên ăn với gì?

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất khi đi du lịch biển chính là thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon với hương vị thuần chất nhất. Tuy nhiên, do giàu protein, trong đó có rất nhiều loại protein lạ nên việc ăn hải sản cũng rất dễ dẫn đến tình trạng dị ứng, chướng bụng, khó tiêu,... nhất là khi kết hợp hải sản với một số loại thực phẩm xung khắc. Trong bài viết này, halongcruisecenter sẽ chia sẻ đến bạn về một số chú ý khi ăn hải sản, hải sản không nên ăn với gì? Những loại thực phẩm không nên và ít nên kết hợp khi ăn hải sản, cùng theo dõi nhé!

Ăn hải sản không nên ăn kèm thực phẩm gì?

Như đã nói ở trên, hải sản chứa rất nhiều loại protein tốt cho cơ thể, tuy nhiên, những loại protein này lại không thường xuất hiện trong các loại thực phẩm thường ngày, điều này gián tiếp khiến việc kết hợp hải sản với các thực phẩm thường ngày có thể sinh ra những chất không phù hợp với cơ thể, từ đó gây ra các hiện tượng như dị ứng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể của người ăn hải sản. Dưới đây là một số cách kết hợp thực phẩm có thể sinh ra những vấn đề này mà bạn cần tránh, cùng theo dõi nhé:

Không ăn hải sản cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Không ăn hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C
Không ăn hải sản với các thực phẩm giàu vitamin C

Một trong những "kẻ thù không đội trời chung" với các món ăn hải sản chính là những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Sự xung khắc này dựa trên việc hải sản có chứ nhiều asen pentavenlent, đây là một chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chất này trong một tình huống nào đó được kết hợp với vitamin C sẽ sản sinh ra asen trioxide, một chất độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Thông thường, điều này ít xảy ra ngay cả khi bạn ăn các loại thực phẩm này gần nhau. Tuy nhiên, sự nguy hiểm vẫn luôn tồn tại khi hai chất này được đưa cùng vào dạ dày. Vì thế, không ăn hải sản cùng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

>>> Xem thêm: Du lịch Hạ Long 1 ngày

Không nên uống bia trong hoặc sau khi ăn hải sản

Không nên uống bia trong khi ăn hải sản
Không nên uống bia trong khi ăn hải sản

Uống bia khi ăn hải sản là một thú vui được rất nhiều người ưa thích, tuy nhiên trên thực tế, hành động này có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cơ thể. Bởi phần lớn các loài hải sản hiện nay như tôm, cua, ngao, sò, sốc,... khi ăn vào trong cơ thể sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao, uống bia hay rượu trong tình uống này sẽ cản trở việc bài tiết chúng ra khỏi cơ thể, acid uric lưu lại trong cơ thể trong thời gian dài sẽ gây ra những lắng đọng ở gan, thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc, loại bỏ chất độc của những bộ phận này.

Nếu thường xuyên ăn hải sản kết hợp với bia sẽ khiến người ăn dễ gặp phải các căn bệnh về chuyển hóa hơn, cụ thể như gout, một căn với nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Không ăn hải sản với những thực phẩm có tính hàn

Đầy bụng, khó tiêu là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi ăn hải sản, tình trạng này xảy ra do hải sản có tính hàn cao, làm lạnh bụng, cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Đặc biệt, nếu kết hợp hải sản với những loại thực phẩm có tính hàn như rau muống, dưa hấu, dưa chuột, lê,... sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn, cực kỳ khó chịu.

Vì thế, nếu không muốn gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi ăn hải sản, bạn nên chú ý ăn một lượng hải sản vừa phải, đồng thời không ăn kết hợp hải sản với các loại thực phẩm có tính hàn.

Không nên ăn trái cây và uống trà ngay sau khi ăn hải sản

Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 tiếng đồng hồ
Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 tiếng đồng hồ

Nghe thì có vẻ vô lý nhưng việc ăn trái cây và uống trà ngay sau khi ăn hải sản thực sự không phải là một hành động nên làm. Cụ thể, các món ăn từ hải sản chứa rất nhiều protein và canxi, trong khi đó rất nhiều trái cây hiện nay đều chứa tannin, chất này khi vào trong cơ thể, kết hợp với protein và canxi sẽ tạo thành canxi không tan, kích thích hệ tiêu hóa gây nên các tình trạng như buồn nôn, đau bụng,...

Việc không uống trà ngay sau khi ăn hải sản cũng giống như vậy, đặc biệt, lượng tannin trong trà là khá cao nên sự kết hợp này cần được cố kỵ hơn nữa, bởi lượng canxi không tan này bên cạnh việc kích thích ệ tiêu hóa còn có thể đọng lại trong nhiều bộ phận của cơ thể, gây nên tình trạng viêm, nhiễm trùng bên trong cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, chỉ nên uống trà, ăn trái cây sau khi ăn hải sản tối thiểu từ 2 giờ trở lên để hạn chế tối đa việc sản sinh canxi không tan trong cơ thể.

Một số chú ý khi ăn hải sản khác

Bên cạnh những chú ý khi kết hợp thực phẩm cùng hải sản, ta cũng cần chú ý một số vấn đề khi chế biến loại thực phẩm này để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cùng theo dõi nhé:

Không luộc, hấp đối với các loại hải sản đông lạnh

Không luộc, hấp các loại hải sản đông lạnh
Không luộc, hấp các loại hải sản đông lạnh

Việc luộc, hấp các loại hải sản là cách làm đơn giản và giữ được hương vị hải sản thuần khiết nhất. Tuy nhiên, với những loại hải sản đông lạnh thì cách làm này không được khuyến khích, bởi hải sản cất chứa nhiều loại vi khuẩn, trong quá trình cất trữ, đông lạnh, lượng vi khuẩn này có thể nhân lên nhiều lần, cần chế biến kỹ ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong thời gian dài, protein ở các loại hải sản cũng mất đi, hương vị không còn thơm ngon như trước nên việc hấp, luộc cũng sẽ không mang đến cho bạn một vị ngon như ý.

Không nên ăn hải sản sống

Hải sản chứa rất nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường ruột, trong môi trường nước biển và khi hải sản còn sống, chúng phát triển không quá mạnh, tuy nhiên, ngay sau khi đưa lên bờ và ký chủ bị chết đi, lượng vi khuẩn sẽ được sinh sôi với tốc độ nhanh chóng. Việc ăn các loại hải sản sống có thể trực tiếp đưa những loại vi khuẩn này vào trong cơ thể, gây ra các bệnh lý về đường ruột, trong các trường hợp nguy hiểm nó có thể là cả não và mắt.
Vì thế, không nên ăn hải sản sống, nếu ăn thì hải sản cũng cần được chế biến qua một quy trình chuẩn bởi các đầu bếp lành nghề.

Không để hải sản đã chế biến quá lâu trước khi ăn

Như đã nói ở các phần trên, hải sản là một loại thực phẩm rất giàu đạm, vì thế, khi chết đi, ở môi trường nhiệt độ thường, chúng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phát triển, thậm chí nếu để lâu hơn có thể sản sinh ra các chất động, gây ngộ độc cho cơ thể nếu ăn phải. Một số loại hải sản có thể dễ gây ngộ độc nếu chế biến quá lâu cần chú ý như cá thu, cá ngừ,...

Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi hải sản không nên ăn với gì mà halongcruisecenter muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích. Chúc bạn những bữa ăn vui vẻ, an toàn!