Tiếng Việt English

Bánh tro chấm mật - Cách làm, cách ăn ngon đúng điệu

Bánh Tro hay bánh gio hoặc bánh do đều là tên của một loại bánh được gói thủ công và làm rất nhiều vào dịp tết Đoan Ngọ ngày mùng 5/5 âm lịch vì người xưa quan niệm bánh tro diệt sâu bọ. Đây là loại bánh được làm từ tro của các loại lá cây gạn hoặc lọc lấy nước, ngâm với gạo nếp và nước vôi trong.

Bánh do ăn rất thanh mát, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gói bánh và ăn bánh như thế nào cho tròn vị. Dưới đây, Halongcruisecenter.com sẽ hưỡng dẫn bạn cách làm, cách ăn bánh do đúng chuẩn kỹ thuật. Cùng tham khảo nhé!

>> Xem thêm: Bề Bề Xào Miến - Đặc sản Vịnh Hạ Long "hiếm có khó tìm"

Bánh tro chấm mật ong
Bánh gio dài

Cách làm bánh Tro chấm mật 

Nguyên liệu gói bánh Tro

  • Gạo nếp
  • Muối
  • Nước vôi trong
  • Nước tro (được đốt từ 7 loại lá: dền gai, tầm gửi, hoa cau, vừng, rơm nếp, vỏ bưởi, thạp nhạp)
  • Lá chít hoặc lá tre, lá mai bản to
  • Dây lạt hoặc dây buộc khác

Các bước chuẩn bị trước khi làm bánh tro

  • Gạo nếp: Việc làm đầu tiên để gói bánh gio chính là ngâm gạo nếp với chút muối và nước vôi trong loãng để tránh bánh tro bị đắng. Chọn gạo nếp, đãi sạch. Nhặt bỏ sạn, hạt nép, tấm. Ngâm khoảng 5-6 tiếng. Trong quá trình ngâm cho gạo nếp nở ra, bạn nên thay nước khoảng 1,5- 2 tiếng/1 lần.
  • Nước tro: Tên gọi bánh Tro bắt nguồn từ nguyên liệu đặc biệt để làm bánh. Nguyên liệu không thể thiếu là nước tro. Loại tro được đốt bằng các loại lá cây khác nhau. Các loại cây này thường có ở các tỉnh miền Bắc. Bạn cần lọc, gạn lấy nước, bỏ cái tro, vụn tro đi. Nếu bạn không có thời gian thực hiện, bạn có thể mua nước tro ngoài hàng để làm. 
  • Sau khi ngâm gạo nếp 5-6 tiếng, bạn tiếp tục ngâm gạo nếp với nước tro khoảng 22 tiếng nữa. Đến khi nào thấy hạt gạo mềm, khi bấm bằng ngón tay hơi bở ra là được. 
  • Sau 22 giờ, bạn nên đãi lại gạo nếp với nước sạch, sóc thêm muối và để ráo nước.
  • Lá gói bánh tro: Bánh tro gói bằng lá gì? Lá gói bánh nên chọn lá to đều nhau, lá bánh tẻ thuộc loại lá chít hoặc lá mai là tốt nhất. Vì 2 loại lá này gói bánh có vị thơm đặc trưng của lá, trắng bánh, không bị dính bánh khi bóc và làm bánh lâu bị ôi, thiu hơn. Bạn nên cắt bỏ bớt phần đuôi lá quá nhỏ, tước bớt gân lá để lá mềm và dễ gói bánh hơn. Sau đó rửa sạch lá, trần lá qua nước sôi, lau hoặc để lá ráo nước. 
Ngoài ra, nhiều người còn thích làm bánh gio có nhân, bạn có thể chuẩn bị thêm đậu xanh, hấp đậu xanh, tán mịn và nặn thành các viên nhỏ để làm nhân bánh gio nhé!

Các bước thực hiện gói bánh Gio

Có 2 hình dạng bánh Tro chấm mật mía. Loại gói dài là loại không có nhân, loại gói hình tam giác thường có nhân đỗ. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cách làm bánh do dài không nhân. Loại bánh tro dễ làm nhất.
 
Bánh tro chấm mật
Bánh tro chấm mật dài và hình tam giác

Trải lá gói bánh tro ra một mặt phẳng, xếp chồng 2 đến 3 lá lên ngay sao cho khít. Có thể tráo đầu và đuôi lá để dễ gói. Dùng thìa múc gạo nếp rải đều trên lá. Tùy vào kích thước mà bạn muốn mà ước lượng múc nhiều hoặc ít gạo. Sau đó cuộn 2 đầu lá vào với nhau. Vỗ đều các góc để gạo nếp nén chặt hơn. Sau đó dùng lạt tre hoặc dây để buộc lại.

Chú ý, bạn nên đong đều tay số gạo nếu cho mỗi chiếc bánh để luộc chín đều hơn. 

Cách luộc bánh tro

Sau khi gói xong bánh tro. Bạn cần chuẩn bị một nồi nước phù hợp với số lượng bánh để luộc. Xếp bánh ngay ngắn trong nồi, đổ nước ngập bánh và đun sôi. Bạn có thể thăm và kiểm tra nước nếu cạn có thể đổ thêm nước lạnh đun tiếp khoảng 2 -2,5 giờ đồng hồ là được.

Khi bánh chín, vớt bánh ra mâm. dội nước lạnh vào bánh 1 lượt. Sau đó xếp bánh vào rổ có lỗ thoáng hoặc treo lên để bánh róc nước. 

Thưởng thức bánh tro chấm mật chuẩn vị

Có nhiều cách để thưởng thức bánh tro cũng như có nhiều loại thức chấm bánh gio tùy theo sở thích của mỗi người như:
  • Bánh Tro chấm mật mía
  • Bánh tro chấm đường
  • Bánh tro chấm mật ong
Cách ăn bánh tro đúng chuẩn chính là bánh tro chấm mật mía. Loại mật đặc sền sệt hay đặc quánh màu cánh gián, có vị ngọt thanh, rất phù hợp với thưởng thức bánh gio.
 
ăn bánh tro có béo không

Tuy nhiên, nếu bạn ưa đồ ngọt hoặc không có mật mía. Bạn vẫn có thể thưởng thức bánh tro chấm mật ong hoặc chấm đường. 

Nếu bạn lo sợ việc ăn bánh tro có béo không khi bánh bằng đồ nếp, nước chấm lại là đồ ngọt. Bạn có thể yên tâm nhé. Vì bánh do được làm từ tro của các loại cây lành tính, có yếu tố làm thuốc chữa bệnh. Ăn bánh do giúp giải nhiệt mát lạnh ngày hè, chống ngấy chống nóng, chống ngán, ăn rất mát. Bởi thế, bạn khỏi lo việc ăn bánh tro có béo hay không nhé!

Khi thưởng thức, bạn có thể cắt bánh thành từng khúc nhỏ vừa ăn để cảm nhận độ thanh mát, thơm mùi lá hòa quyện với mùi gạo nếp và mùi tro của các loại cây. 

Bánh tro có nhiều ở các tính miền Bắc và thường được gói nhiều ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Hay còn gọi là bánh tro diệt sâu bọ tết Đoan Ngọ. Bánh Tro ở Hà Nội, Sài Gòn được rao bán khá nhiều trên các diễn đàn. Bạn có thể tìm mua bánh vào bất cứ tháng nào trong năm đều sẵn có.  
 
Trên đây là chi tiết cách làm bánh Tro và các thưởng thức bánh Tro ngon đúng điệu. Bạn hãy thử làm ngay món ăn này để giặt nhiệt ngày hè cho cả nhà nhé.