Bị sứa cắn là một trong những mối nguy hiểm tiềm tàng của ngành du lịch, nhất là du lịch biển. Tuy ở nước ta, tình trạng này ít xảy ra nhưng trong những năm trước, các ca bệnh bị sứa cắn vẫn rải rác xuất hiện. Vậy
bị sứa cắn phải làm sao? Bị sứa cắn bôi thuốc gì? Việc không sơ cứu đúng cách có thể khiến người bị cắn gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Ha Long Cruise Center sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý khi bị sứa cắn cũng như một số loại thuốc sử dụng trong trường hợp này, cùng theo dõi nhé:
Du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm an toàn không sợ sứa cắn
Bị sứa cắn phải làm sao?
Tại sao bị sứa cắn lại nguy hiểm
Trước khi đi chi tiết vào cách xử lý sứa cắn, đầu tiên, ta cần hiểu lý do khiến việc bị sứa cắn là nguy hiểm cũng như một số biểu hiện bạn có thể gặp phải khi bị sứa cắn.
Đầu tiên ta cần biết sứa là một loại động vật thân mềm, sống ở môi trường nước mặn. Khi di chuyển, sứa co bóp dù của mình, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Sứa sử dụng các xúc tua có nọc độc của mình để làm tê liệt con mồi cũng như để tự vệ trước kẻ thù.
Tùy từng loài sứa sẽ có cường độ nọc độc khác nhau, cụ thể như sau:
-
Sứa tầm ma biển: Có hình dạng cơ thể giống cây tầm ma, 24 xúc tua và dài trung bình 1,8m. Chất độc của sứa tầm ma khiến người bị đốt cảm thấy đau nhức nhưng thường không ảnh hưởng đến tính mạng.
-
Sứa bờm sư tử: Ít khi gặp khi tắm biển, sứa bờm sư tử là loài sứa có kích thước khổng lồ với đường kính 2,4 m và xúc tua có thể vươn xa hơn 30m. Sứa bờm sư tử là một trong những loài sứa độc nhất với chỉ một cú chích cũng đủ để khiến con người tử vong.
-
Sứa mặt trăng: Sứa mặt trăng xuất hiện ở khá nhiều nơi từ biển đến hồ bơi, loài sứa này khá hiền lành và ít chích người. Nó cũng có hàm lượng độc tố khá nhẹ và không gây nguy hiểm.
-
Sứa đại bác: Giống như sứa mặt trăng, loài sứa này khá hiền và ít khi chích người, nọc độc của chúng cũng chứa độc tố khá nhẹ
-
Sứa Irukandji: Loài sứa này có kích thước chỉ bẳng đầu que diêm nhưng sở hữu độc tố nguy hiểm nhất trái đất, mạnh hơn 100 lần so với rắn hổ mang.
Sứa hộp là một trong những loài sinh vật nó nọc độc nhất thế giới
-
Sứa hộp: Sứa hộp có hình dạng khối lập phương, được biết đến là loài có nọc độc cực mạnh. tính từ năm 1954 đã có 5.568 người thiệt mạng có liên quan đến loài sứa này.
Tuy tại bờ biển các khu du lịch ở nước ta ít khi xuất hiện các loài sứa này nhưng việc cẩn thận không khi nào là thừa bởi nhiều loài sứa thực sự có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của chính chúng ta.
Các biểu hiện khi bị sứa cắn
Những người đi bơi hoặc tắm biển thường bị sứa cắn khi đang ở dưới nước, chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng và không nhận thức được mình bị làm sao đến khi các triệu chứng trở nên nặng hơn. Việc nắm vững được các biểu hiện có thể giúp bạn xử lý nhanh chóng nhất, giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng và dấu hiệu khi bị sứa cắn như sau:
Vùng da bị sứa cắn mẩn đỏ, bỏng rát
-
Đột nhiên có cảm giác nóng rát như bị kim châm ở một bộ phận trên cơ thể, nhiều trường hợp nó có thể gây đau nhức
-
Trên da ở vùng bị đau xuất hiện những vệt đỏ hình dánh một vết lằn của xúc tua
-
Ngứa, sưng, đau theo nhịp mạnh và lan ra thành vùng lớn
Một thời gian sau khi nọc độc thấm sâu có thể gây ra các phản ứng dữ dội hơn như:
-
Đau bụng, buồn nôn và ói mửa
-
Nhức đầu, khó thở, các vấn đề về tim
-
Đau cơ hoặc co thắt, ngất xỉu
-
...
Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của vết đốt cũng như loài sứa mà có tác hại gây đến có thể khác nhau. Vậy xử lý tình trạng này thế nào? làm thế nào để hạn chế tác hại của vết sứa đốt xuống mức thấp nhất? Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!
Cách xử lý khi bị sứa cắn
Về cơ bản, các loài sứa thường ít chủ động chích người và cũng ít có người chủ động tấn công sứa. Vấn đề bị sứa đốt thường xảy ra khi các con sứa bị trôi dạt vào bãi biển trùng hợp chạm vào da của con người và kích thích nó tự động phòng thích ngòi chứa nọc độc. Vậy xử lý tình trạng này ra sao? Dưới đây là cách xử lý khi bị sứa cắn mà bạn có thể tham khảo và thực hiện:
Với trẻ nhỏ:
Cách xử lý khi trẻ em bị sứa cắn
-
Bố mẹ cần bình tính và trấn an để trẻ bớt lo lắng, sợ hãi
-
Hạn chế các vận động ảnh hưởng đến khun vực bị thương
-
Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phòng độc chưa bị kích hoạt. Không rửa bằng nước thường hoặc cồn vì có thể làm tổn thương nặng hơn. Có thể dùng dấm, ammoniac hoặc soda để thay thế (Theo nhiều cách chữa trị dân gian thường dùng nước tiểu để vệ sinh vết sứa cắn tuy nhiên điều này không được khuyên dùng)
-
Dùng các vật có cạnh và đeo găng tay để chà xát nhẹ lên vết đốt nhằm đầy các tế bào phóng độc ra khỏi vết thương
-
Trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như sốt, nổi ban đỏ, phù mắt môi, ngạt mũi, khó thở, tức ngực,... cần nhanh chóng đưa đến viện để được điều trị.
-
Sau khi sơ cứu nếu trẻ không có biểu hiện lạ thì tiếp tục theo dõi kỹ trong 8 giờ, nếu trẻ còn đau thì cần đưa đến viện ngay.
Với người lớn:
-
Ngay sau khi bị sứa cắn cần bình tính và ra khỏi nước ngay, tránh ở lại biển có thể bị sứa căn chích liên tục khiến tình trạng nặng hơn.
-
Sau khi trở lại khu vực an toàn, đeo găng tay và sử dụng nhíp hoặc que cẩn thận loại bỏ các xúc tua bám dính và mô sứa chích trên vết thương, dùng dấm trắng rửa sạch vết thương trong ít nhất 30 giây. Sau khi loại bỏ các tế bào phóng độc, vứt tất cả các dụng cụ vừa sử dụng để tránh bản thân tiếp xúc và bị chích một lần nữa.
-
Đun nóng nước đến khoảng 45 độ C, pha thêm một chút muối và sử dụng chúng để ngâm vết thương bị sứa đốt.
-
Nếu vết thương trở nên đau hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng nặng như chóng mặt, khó thở, nôn mửa thì cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời
Bị sứa cắn bôi thuốc gì?
Với những trường hợp bị sứa cắn nhẹ có thể điều trị tại nhà thì thuốc bôi vẫn là một phần không thể thiếu. Thuốc bôi giúp vết thương do sứa cắn được làm dịu lại, đồng thời cũng giúp vết thương nhanh lành hơn.
Một số loại thuốc bôi có thể sử dụng khi bị sứa cắn như:
Thuốc mỡ kháng sinh giúp ngăn ngữa nhiễm trùng khi sứa cắn
-
Thuốc mỡ kháng sinh Neosporin: Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và sơ cứu tạm thời vết sứa cắn, giúp giảm đau và làm dịu vết thương.
-
Các loại kem bôi có chứa thành phần thuộc nhóm thuốc kháng Histamin: Dùng để giảm ngứa và đau tạm thời ở vết sứa cắn.
-
Ngoài ra, nếu vết thương quá đau và các loại kem bôi trên không đủ làm dịu, ta có thể sử dụng các loại thuốc uống giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.
Một số chú ý phòng nguy hiểm khi đi biển
Trên đây là một số thông tin về cách xử lý khi bị sứa cắn cũng như một vài loại thuốc thông dụng. Tuy nhiên, để giảm tối đa hậu quả sứa căn mang lại cũng như phòng tình trạng sứa cắn và một số vấn đề khác khi đi biển ta cần chú ý như sau:
Một số chú ý khi tắm biển
-
Khi bị đốt bởi bất kỳ sinh vật biển nào, hãy lên bờ ngay để kiểm tra và tìm kiếm đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ
-
Kêu gọi người dân địa phương hoặc nhân viên cứu hộ, họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn khi xử lý tình trạng này.
-
Không nên bơi ở các khu vực có cảnh báo có sứa
-
Khi đi tắm biển nên mang theo 1 chai giẩm trắng nhỏ, găng tay cao su cùng nhíp để có thể sơ cứu kịp thời
-
Khi đi du lịch biển nên mang phòng theo một số loại thuốc giảm đau thông dụng, thuốc giảm ngứa, kháng sinh, thuốc tiêu chảy,...
Trên đây là tất cả các thông tin Ha Long Cruise Center muốn chia sẻ trả lời cho câu hỏi bị sứa cắn phải làm sao? Bị sứa căn bôi thuốc gì? Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây là hữu ích. Chúc bạn một mùa du lịch biển vui vẻ và an toàn!