Tiếng Việt English

Chùa Yên Tử ở tỉnh nào?

Chùa Yên Tử là một trong những quần thể di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng được rất nhiều người biết đến tại nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chùa Yên Tử ở tỉnh nào và khu chùa này đại diện cho trường phải gì. Trong bài viết dưới đây, Halongcruisecenter.com sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các thông tin giải đáp câu hỏi này, cùng theo dõi nhé:
 
Di tích chùa Yên Tử ở tỉnh nào?
Di tích chùa Yên Tử ở tỉnh nào?

Chùa Yên Tử ở tỉnh nào?


Do tính chất vị trí khá đặc thù nên câu hỏi Chùa Yên Tử ở tỉnh nào đã gây nên tranh cãi của rất nhiều người. Có người nói chùa Yên Tử ở Quảng Ninh, có người lại nói chùa Yên Tử ở Bắc Giang, người lại nói ngôi chùa này nằm ở Hải Dương mới đúng. Vậy đâu là câu trả lời chính xác nhất? Cuối cùng chùa Yên Tử thực sự nằm ở tỉnh nào?
Về cơ bản, các câu trả lời trên đều đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, theo bách khoa toàn thư Wikipedia, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn liền vào thiền phái Trúc Lâm ở nước ta. Các di tích này nằm ở khu vực ranh giới giữa 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Ninh. Chính vì thế, câu trả lời cho câu hỏi Chùa Yên Tử nằm ở tỉnh nào phải là cả 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Ninh.
Khu di tích chùa Yên Tử bao gồm 5 khu vực chính lần lượt là:
 
  • Khu danh thắng Đông Yên Tử nằm tại địa phận TP Uông Bí, Quảng Ninh
  • Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh)
  • Khu di tích lịch sử Bạch Đằng cũng nằm tại địa phận tỉnh Quảng Ninh
  • Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử nằm tại địa phận 4 huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang
  • Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nằm tại huyện Chí Linh, Hải Dương
Chính vì 3/5 khu di tích nằm tại Quảng Ninh nên hầu hết mọi người khi nhắc đến Chùa Yên Tử đều chỉ nghĩ ngôi chùa này ở Quảng Ninh mà bỏ qua 2 bộ phận di tích còn lại.

>>> Xem thêm: Núi Yên Tử cao bao nhiêu mét?
 

Sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử


Như đã nói ở trên, khu di tích chủa Yên tử là một quần thể di tích đai diện cho thiền phải trúc lâm ở nước ta. Vậy thiền phái trúc lâm là gì? Ai đã sáng lập thiền phái trúc lâm?
 

Thiền phải trúc lâm là gì?

 
Thiền phái trúc lâm yên tử
Thiền phái trúc lâm yên tử

Thiền phái trúc lâm ra đời là sự dung hợp của 3 dòng thiền lớn du nhập và tồn tại trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng Đại Việt từ xưa đó là:
 
  • Dòng thiền Tì-ni-da-lưu-chi
  • Dòng thiền Vô Ngôn Thông
  • Dòng thiền Thảo Đường
Tiếp thu được những tinh túy của ba dòng thiền trên cộng với tiền đề xã hội và tôn giáo, thiền phái Trúc Lâm đã ra đời. Từ đây, Phật giáo Việt Nam đã có một dòng Thiền của riêng chính người Việt.
Thiền phái Trúc Lâm quan niệm "Phật ở trong tâm của mỗi người. Không phải tìm kiếm ở ngoài mình. Chỉ soi sáng lại chính mình sẽ thấy mình là Phật". Theo quan niệm này thì làm người ai cũng có tâm Phật, từ bậc thiện tri thức đến hạng phàm phu đều có tâm Phật. Vì tâm phạt thường bị cái vô minh che lấp nên người ta quên mất Phật tính trong mình mà "cầu tìm ở bên ngoài"...
Quan niệm "Phật là ta" là bản lĩnh tư tưởng đặc sắc và mạnh mẽ của Phật giáo thời Trần cũng là nét đặc sắc của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Quan điểm này đề cao con người tựu chủ và chịu trách nhiệm về chính mình, chính mình làm nên và quyết định tất cả, không ỷ lại, trông chờ vào người khác.
Điểm đặc biệt của thiền phái trúc lâm là không khuyên chúng dân xuất gia vào chùa mà khuyên mọi người tu ngay tại cuộc sống thường ngày.
 

Ai đã sáng lập nên thiền phái trúc lâm?


Nếu bạn đã từng tìm hiểu về thiền phái trúc lâm, chắc hẳn đã từng nghe đến cụm từ thiền phái trúc lâm tam tổ. Vậy thiền phải trúc lâm tam tổ là gì? Liệu tam tổ này có phải người sáng lập thiền phái trúc lâm? Họ bao gồm những ai?
Về cơ bản, thiền phái trúc lâm tại nước ta được sáng lập dưới tay 3 vị sư tổ lần lượt là Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương và thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái.
 
Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông

Trong đó vị tổ thứ nhất Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Pháp danh: Điệu Ngự Giác Hoàng là thầy của Vị Tổ thứ 2 là Pháp Loa và Pháp Loa là thầy của vị tổ thứ 3: Thiền sư Huyền Quang.
Sau khi đi tu, thành đạo thì vị tổ của thiền phái Trúc lâm về Chùa Yên Tử để trụ trì. Còn vị Tổ thứ 2 về Chùa Quỳnh Lâm Quảng Ninh, Vị tổ thứ 3 về Chùa Côn Sơn Hải Dương. Thế nên Người ta mới có câu:
 
"Ai qua Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh lâm.
Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành."

Cũng có người cho rằng, do Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là vị tổ đầu tiên và cũng là thầy của 2 vị tổ còn lại nên ông mới chính thức là người dẫn đầu sáng lập ra dòng thiền này.
Cơ bản về cuộc đời của Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ta có thể hiểu như sau:
 
  • Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sinh ngày 07/12/1258 là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông và hoàng hậu Nguyễn Thánh Thiên Cảm
  • Năm 1274, ông được phong làm Hoàng thái tử, lấy vợ là công chúa Quyên Thanh, trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương.
  • Năm 1278, ông lên ngôi vua ở tuổi 20, lấy hiệu là Trần Nhân Tông
  • Năm 1285 - 1288, Trần Nhân Tông thể hiện khả năng chiến lược quân sự thiên tài với hai lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.
  • Năm 1293, ở tuổi 35, ông truyền ngôi vua cho con trai là Trần Thuyên (Trần Anh Tông) và lên làm Thượng hoàng.
  • Năm 1295, Thực tập xuất gia ở cung Vũ Lâm (Ninh Bình)
  • Năm 1299, Trần Nhân Tông chính thức xuất gia, về Yên Tử tu hành
  • Ngày 14/12/1308, ông viên tịch ở tuổi 51

Danh lam thắng cảnh Chùa Yên Tử


Là một quần thể di tích chùa, Chùa Yên Tử nổi danh với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hấp dẫn như

  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm tại xã Lục Sơn, huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang: Khu BTTN này hiện có 13.022,7 Ha rừng và đất rừng đặc dụng. Tại đây đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính từ trảng cỏ và cây bụi đến rừng cây gỗ lá rộng.

Chùa Giải Oan - Yên Tử
Chùa Giải Oan - Yên Tử
  • Suối Giải Oan: Tương truyền, khi xưa, lúc vua Trần Nhân Tông quyết định nhường ngôi lại cho con rồi tìm đến cõi Phật, rất nhiều cung tầm mỹ nữ đã đến khuyên ông trở về cung gấm. Khuyên không được họ đã gieo mình xuống suối tự vẫn
  • Chùa Hoa Yên: Chùa Hoa Yên ban đầu có tên là Vân Yên, Vân nghĩa là mây, Yên nghĩa là khói, chùa ở độ cao 600m so với mực nước biển nên thường xuyên bắt gặp những làn mây trắng mỏng bay qua như làn khói nên gọi là Vân Yên. Vào thời vua Lê Thánh Tông lên vãn cảnh chùa này thấy cảnh trí nơi đây tuyệt đẹp, trăm hoa đua nở, mây kết thành hoa giăng trước cửa chùa nên đổi tên lại thành chủa Hoa Yên. Xưa chùa Hoa Yên là ngôi chùa chính của cả hệ thống chùa Yên Tử và được nhắc nhiều trong sử sách. Ngoài tiền đường, thượng điện để thờ phật, chùa còn có rất nhiều công trình phụ trợ khác. Theo sử cũ thì sau khi lên Yên Tử tu hành và đắc đạo, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã thường xuyên mở các lớp truyền yếu kỷ Thiền tông cho các đệ tử, Pháp Loa, Huyền Quang, Bảo Sái, Pháp Không và các đệ tử khác ở đây.
  • Chùa Vân Tiêu: Chùa Vân Tiêu tiền thân là am Tử Tiêu. Vào thời Trần, khi Trần Nhân Tông lên tu hành đã dựng am tại đây để ở, về sau mới được xây dựng lên thành chùa. Từ chùa Vân Tiêu, phóng tầm mắt ta có thể nhìn thấy toàn cảnh của thành phố Uông Bí, Quảng Ninh, thậm chí xa hơn nữa là thành phố Hải Phòng và sông Bạch Đằng.
  • Chùa Đồng: Chùa Đồng không phải được xây dựng từ thời Thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành. Lúc đó, ở đây chỉ có một hòn đá vuông phẳng thật lớn, ở độ cao 1.068 m so với mực nước biển, là đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử và người đã chọn đây làm nơi tĩnh thiền. Đến mãi  gần 200 năm sau, bà vợ của chúa Trịnh mới công đức xây chùa, chùa lúc này được xây dựng hoàn toàn bằng đồng để phù hợp với không khí ẩm ướt quanh năm ở đây.
Trên đây là một số thông tin giải đáp câu hỏi chùa Yên Tử ở tỉnh nào cũng như lịch sử hình ảnh chùa Yên Tử. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về địa danh sở hữu những cảnh đẹp nổi tiếng này. Chúc các bạn một ngày học tập và làm việc vui vẻ!