Tiếng Việt English

Du Lịch Biển Là Gì? Phát Triển Du lịch Biển Là Gì?

Khái niệm Du lịch biển là gì? Cùng tìm hiểu các loại hình du lịch biển; Vai trò, hạn chế,  tiềm năng và sự phát triển của du lịch biển Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Mời các bạn cùng đón đọc!
 

Khái niêm du lịch biển là gì?
 

Khái Niệm Du Lịch Biển Là Gì ?


Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván…). Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng hoặc mùa hè với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20oC. Nếu bờ biển ít dốc, môi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút mọi người càng lớn.
 
Vì thế, sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, bạn muốn tạm rời xa chốn thành thị bon chen để tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn thì biển là một trong những lựa chọn hàng đầu
 
Và mùa hè đang đến gần hãy nhanh chân lựa chọn một địa điểm du lịch biển tạo cho ta cảm giác thư thái, dễ chịu và nhiều kỷ niệm đẹp tại nơi mà bạn đã lựa chọn.

Bạn sẽ tiếc nếu không bỏ lỡ các tour du lịch biển Hạ Long hè 2019 SIÊU HOT dưới đây
  • Du lịch Hạ Long 1 ngày bằng du thuyền 5⭐️Trọn gói từ A-Z ✅ Giá Kịch Sàn -50% ✅ Khởi hành hàng ngày từ HN ✅ Xe Limousine đón trả khách tận nơi ✅ Thưởng thức hải sản tươi sống
  • Du Lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm ✅GIÁ SỐC TỚI NÓC GIẢM 50% ✅ Xe đưa đón, Giao vé tận nơi, Ngủ Du Thuyền 5⭐️⭐️⭐️ câu mực biển về đêm, uống bia miễn phí, tắm biển, leo núi, chèo kaya
     
Du lịch biển lãng mạn bên tình nhân
 
Trong nhịp điệu sôi động của cuộc sống hiện nay, du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Càng ngày, các loại hình du lịch có những liên quan trực tiếp đến chất lượng môi trường càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch hơn bởi sự thông qua các sản phẩm du lịch, khách du lịch sẽ tự cảm nhận được dưới nhiều góc độ khác nhau về các giá trị tự nhiên, môi trường và nền văn hóa ở những nơi họ có cơ hội đặt chân đến du lịch.
 

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH BIỂN


Tổ chức Du lịch Thế giới đã phân loại các loại hình du lịch chính theo các mục đích cơ bản của thị trường khách: nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát; thăm người thân, bạn bè; thương mại, công vụ; chữa bệnh; tín ngưỡng và các mục đích khác. Tất cả những mục đích này đều hoặc là đi du lịch vì ý thích (nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, nghỉ mát) hoặc là đi du lịch vì nghĩa vụ (thương mại, công vụ, chữa bệnh).
 
Cũng như vậy, có thể chia các loại hình du lịch biển thành 2 nhóm chính là đi du lịch vì ý thích và đi du lịch vì nghĩa vụ. Trong nhóm đi du lịch vì ý thích có hai loại: đi du lịch vì những sở thích chung và đi du lịch vì sở thích đặc biệt. Thị trường khách đi du lịch có sở thích chung thường là những thị trường chính trong khi đi du lịch và sở thích đặc biệt là thị trường nhỏ, đặc biệt (niche market).
 
 

Phân loại các loại hình du lịch biển

  • Du lịch theo sở thích ý muốn
    • Du lịch theo sở thích chung
      • Nghỉ dưỡng biển
      • Tham quan biển
      • Du lịch tàu biển
    • Du lịch theo sở thích đặc biệt
      • Thể thao biển
      • Mạo hiểm biển
      • Sinh thái biển
      • Tìm hiểu lối sống cộng đồng
      • Lễ hội biển
      • Văn hóa, nghệ thuật
  • Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm
    • Du lịch chữa bệnh
    • Du lịch Thương mại, công vụ
    • Hội thảo, hội nghị, hội chợ
 
 

Các loại hình du lịch biển

 
Mặc dù tiềm năng du lịch biển ở Việt Nam là khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên vì nhiều lý do, các sản phẩm du lịch nói chung, các sản phẩm du lịch biển nói riêng hiện còn tương đối đơn điệu và trùng lặp. Phổ biến nhất hiện nay ở các khu du lịch biển vẫn chỉ là nghỉ dưỡng và tắm biển. Các sản phẩm du lịch biển cao cấp còn hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế khả năng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và mức tăng trưởng của du lịch biển nói riêng, du lịch nói chung ở Việt Nam.
 

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM


Theo số liệu điều tra, trên chiều dài hơn 3.260km đường bờ biển có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ, trong đó có những bãi tắm lớn mà chiều dài tới 15-18km và nhiều bãi tắm nhỏ chiều dài 1-2km đủ điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch.
 
Các bãi biển của nước ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt các bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né, Long Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên... Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng nên khu du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
 
Cùng với đường bờ biển dài, nước ta có hệ thống đảo và quần đảo phong phú trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê, nước ta có 2.773 đảo ven bờ (cách xa bờ trong khoảng 100km). Tổng diện tích đảo ven bờ nước ta vào khoảng 1700km2. Trong số đó có 24 đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10km2); 03 đảo có diện tích trên 100km2 là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà.

 
Tiềm năng du lịch biển Việt Nam
 

Hệ thống đảo ven bờ nước ta có giá trị lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, trong đó có du lịch. Ngoài các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên các đảo ven bờ còn giữ được tính đa dạng sinh học cao. Các bãi tắm trên các đảo không lớn, thậm chí rất nhỏ nhưng thường rất đẹp, bãi cát mịn, nước trong xanh. Các đặc điểm trên của các đảo ven bờ là điều kiện thích hợp để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.
 
Vịnh Hạ Long với hơn 2000 đảo đá vôi lớn nhỏ là hình thái địa hình đặc biệt - địa hình karst ngập nước đã và đang được du khách trên khắp thế giới biết đến như một kỳ quan tuyệt vời của tạo hoá. Các giá trị về cảnh quan và địa chất của vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Đây là minh chứng cho sự thừa nhận của thế giới về một điểm du lịch biển tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam.

 
Du lịch biển mạo hiểm
 
 
Nguồn nước khoáng ở vùng ven biển Việt Nam khá phong phú có thể khai thác phục vụ du lịch nghỉ dưỡng-chữa bệnh. Đây là sản phẩm du lịch hấp dẫn được nhiều thị trường du lịch quan tâm như Nhật Bản, Tây Âu...
 
Tài nguyên sinh vật vùng ven biển nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập trung khai thác ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, rừng văn hoá - lịch sử và môi trường, các hệ sinh thái đặc biệt, các điểm tham quan sinh vật và tài nguyên sinh vật biển.
 
Trong số 25 vườn quốc gia hiện nay ở Việt Nam có 4 VQG trên đảo (VQG Cát Bà, VQG Bái Tử Long, VQG Côn Đảo và VQG Phú Quốc), 7 VQG thuộc các tỉnh ven biển là Bạch Mã (TT- Huế), Bến En (Thanh Hoá), Cúc Phương (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), U Minh Thượng (Kiên Giang).
 
Ngoài ra ở vùng ven biển hiện có 22 trên tổng số 55 khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, trong đó nhiều khu bảo tồn có giá trị du lịch như Sơn Trà, Bà Nà ở Đà Nẵng, Cù Lao Chàm ở Quảng Nam, Hòn Mun ở Khánh Hoà, Núi Chúa ở Ninh Thuận, Bình Châu – Phước Bửu ở Bà Rịa – Vũng Tàu ...
 
Trong số 34 khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường trên toàn quốc thì 17 khu tập trung ở vùng ven biển, điển hình là các khu Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hoa Lư, Ngọc Trạo, Nam Hải Vân, Bắc Hải Vân, Đèo Cả - Hòn Nưa....
 
Các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng văn hoá lịch sử môi trường là những tiềm năng du lịch lớn ở vùng ven biển để phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái.
 
Trên phạm vi toàn quốc hiện có khoảng gần 40 ngàn di tích, trong đó, tính đến năm 2000 có 2.509 di tích đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng. Có 915 di tích được xếp hạng (chiếm 36% tổng số ) tập trung ở các tỉnh ven biển. Đáng chú ý là 3 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận của Việt Nam đều nằm ở các tỉnh ven biển.
 
Trong số khoảng 100 lễ hội tiêu biểu của Việt Nam, vùng ven biển có 35 lễ hội. Đặc trưng cho các lễ hội của vùng ven biển là lễ hội Nghinh Ông hay lễ cúng cá Ông (cá voi). Đây là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân ven biển Việt Nam.


Du lịch biển nghỉ dưỡng
 

Đánh giá chung:

 
Tài nguyên du lịch ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn có giá trị cao với hoạt động du lịch, tạo tiền  đề cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao-mạo hiểm, tham quan, sinh thái, ...
 
Tài nguyên du lịch ở vùng ven biển có mức độ tập trung cao, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Mỗi khu vực có thế mạnh, có khả năng liên kết các loại hình du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Điều này tạo khả năng và cơ hội cho việc hình thành các điểm, cụm, tuyến, trung tâm du lịch biển và tổ chức xây dựng một số khu du lich biển lớn làm đòn bẩy cho phát triển du lịch biển Việt Nam nói riêng và du lịch cả nước nói chung.


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN

 

Theo ngành

 
Trong xu thế phát triển chung của du lịch Việt Nam, từng bước khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong những năm qua, hoạt động du lịch
 
biển chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của toàn ngành du lịch Việt Nam nói riêng và kinh tế xã hội vùng biển nói chung. Cụ thể:
  • Bình quân trong cả nước, số khách du lịch quốc tế đến vùng ven biển đạt trên 73% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, số khách nội địa chiếm khoảng 56%. Năm 2002 các tỉnh ven biển đã đón 9,7 triệu lượt khách quốc tế và 11,8 triệu lượt khách nội địa.
  • Năm 2000, tổng GDP du lịch các tỉnh ven biển chiếm 63% tổng GDP du lịch cả nước.
  • Tính đến năm 2000, thu hút được 233 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch chiếm 64,36% cả nước với số vốn đầu tư 6,5 tỷ USD (chiếm 64,5% cả nước).
  • Du lịch biển hiện tạo ra việc làm cho khoảng 50 ngàn lao động trực tiếp và 110 ngàn lao động gián tiếp.

Du lịch biển chữa bệnh

Du lịch biển chữa bệnh

HẠN CHẾ CỦA DU LỊCH BIỂN

 
Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển. Chính vì vậy, ảnh hưởng của du lịch biển hoàn toàn giống với những ảnh hưởng của du lịch nói chung đến kinh tế, văn hoá - xã hội và tài nguyên, môi trường. Tuy nhiên do vùng biển là vùng địa lý với các hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi các tác động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai, chính vì vậy một số ảnh hưởng chính của hoạt động du lịch ở khu vực này cần lưu ý bao gồm :
 
  • Khai thác quá mức nước ngầm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa du lịch : kết quả sẽ làm tăng khả năng ô nhiễm mặn các bể nước ngầm, làm giảm chất lượng nước.
  • Nước thải từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch không qua xử lý : làm tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ vùng nước biển ven bờ, ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản, bảo  tồn tự nhiên và chính bản thân hoạt động du lịch
  • Ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu, thuyền vận tải khách du lịch, phương tiện vui chơi giải trí, thể thao nước gây ra
  • Ô nhiễm hữu cơ do mật độ người tắm tập trung, đặc biệt vào thời gian nghỉ cuối tuần, mùa du lịch.
  • Khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm, góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới điển hình này
  • Đánh bắt quá mức các loài sinh vật biển quý hiếm trong tự nhiên phục vụ nhu cầu ẩm thực và làm hàng lưu niệm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học biển.
  • Xây dựng các công trình lưu trú, dịch vụ du lịch trên các đảo không theo quy hoạch, chiếm nhiều diện tích các khu rừng ngập mặn hoặc quá gần đường bờ làm tăng nguy cơ xói lở đường bờ, làm thay đổi hệ sinh thái biển - đảo vốn rất nhạy cảm.

Du lịch biển cho cán bộ nhân viên công ty
 

Những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch biển

 
Qua phân tích thực trạng phát triển du lịch biển, đối chiếu với những yêu cầu cơ bản của phát triển du lịch, có thể thấy một số vấn đề chính đặt ra cho phát triển du lịch biển bền vững ở Việt Nam bao gồm :

  • Hiện nay du lịch biển chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ...
  • Cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống cảng du lịch có khả năng tiếp nhận các tầu du lịch biển quốc tế, các nước trong khu vực, chưa phát triển để đáp ứng được yêu cầu phát triển.
  • Môi trường biển, đặc biệt ở một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch biển như Hạ Long-Cát Bà, Huế-Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu...đã có sự suy thoái do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự cố có chiều hướng gia tăng.
  • Việc khai thác tài nguyên du lịch còn thiếu bền vững do tình trạng chồng chéo trong quản lý.
  • Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch còn hạn chế và mang tính tự phát, thiếu sự hướng dẫn, tạo điều kiện từ phía ngành và chính quyền địa phương.
  • Công tác bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Phát triển du lịch biển

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về du lịch biển là gì? Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trương phát triển bền vững.