Tiếng Việt English

9 Lưu ý khi tắm biển cần nhớ

Tắm biển là một hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong thiên nhiên luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây nguy hiểm cho con người, ngay cả trên những bờ biển tưởng chừng như vô hại. Trong bài viết này, halongcruisecenter đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn 9 lưu ý khi tắm biển để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như đem lại cho cơ thể những hiệu quả tốt nhất, cùng theo dõi nhé!

1. Tránh khỏi dòng chảy xa bờ

Lưu ý khi tắm biển cần nhớ

Dòng chảy xa bờ là một dòng nước chảy mạnh từ bờ ra biển. Khi sóng vỗ vào bờ, nước sẽ tập hợp lại thành 1 dòng để thoát ra biển. Dòng thoát đó chính là dòng chảy xa bờ, nơi có dòng chảy xa bờ sẽ không bao giờ có sóng.

Dòng chảy xa bờ sẽ nhanh chóng cuốn bất cứ thứ gì nằm trong nó ra ngoài khơi xa chỉ trong nháy mắt. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 80% các vụ đuối nước trên biển. Vì thế, tránh khỏi dòng chảy xa bờ là một trong những điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý khi đi tắm biển.

Đặc biệt, dòng chảy xa bờ thay đổi liên tục và không cố định vị trí nên ta chỉ có thể dựa vào các dấu hiệu trên mặt nước để tránh đi chúng. Cụ thể, không bơi vào những khu vực lặng sóng trong khi xung quanh đều là sóng to, cũng không bơi vào những nơi có dòng chảy hướng ra ngoài vì khả năng cao chúng là dòng chảy xa bờ.

>>> Xem thêm: Du lịch Hạ Long 1 ngày

2. Khởi động trước khi xuống biển

Khi ra biển hẳn ai cũng háo hức muốn nhảy ùm xuống biển ngay lập tức. Tuy nhiên, vì môi trường trên cạn và dưới nước khác nhau nên cơ thể bạn sẽ cần có thời gian thích nghi. Việc xuống biển bơi ngay có thể khiến cơ thể bị quá tải, tạo thành những vấn đề như chuột rút.

Do vậy, trước khi xuống biển, kể cả bơi hay không thì bạn cũng nên thực hiện một vài động tác khởi động chân tay, làm ấm cơ thể để tránh bị chuột rút khi xuống nước.

3. Không để bụng quá đói hoặc quá no khi xuống biển

Lưu ý khi tắm biển cần nhớ 1

Tắm biển là một hoạt động tác động đến tất cả các bộ phận trên cơ thể và tiêu hao nhiều năng lượng. Việc bụng quá đói khi xuống biển sẽ khiến cơ thể bạn bị mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày cũng như sức khỏe của bạn. Vì thế, trước khi xuống biển bơi, để tránh tình trạng này, hãy lót dạ bằng một vài miếng bánh để giúp cuộc vui thêm phần thỏa mãn nhé.

Ngoài ra, áp lực từ nước biển đến cơ thể khi xuống biển cũng sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề, tức bụng và khó chịu nếu ăn no. Vì thế, nếu bạn đang no bụng, hãy đi bộ dọc bờ biển để chờ thức ăn được tiêu hóa trước khi xuống tắm biển.

4. Không bơi ra khỏi khu vực an toàn, không bơi ở quá xa bờ

Bất cứ bãi biển được chỉ định cho người tắm nào cũng sẽ có vòng quây biểu thị khu vực an toàn. Những khu vực nước sâu và nguy hiểm cũng sẽ có biển báo và cọc cắm. Bơi và tắm biển trong khu vực này không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân bạn mà cũng giúp đội ngũ cứu hộ nhanh chóng nhận được các tín hiệu cầu cứu từ bạn khi gặp các vấn đề về an toàn như: chuột rút khi bơi, gặp phải dòng chảy xa bờ,...

Ngoài ra, ở một số vùng biển cũng có các loài vật gây nguy hiểm đến sức khỏe người tắm biển như sứa. Việc tuân thủ và hoạt động trong khu vực an toàn đồng nghĩa với việc giúp bạn tránh xa những loài động vật biển nguy hiểm này.

5. Không bơi vào những ngày sóng lớn

Lưu ý khi tắm biển cần nhớ 2

Sóng tại các bãi tắm trong những ngày thời tiết yên lặng thường khá nhẹ và an toàn. Tuy nhiên trong những ngày sóng lớn thì ngược lại, vào một số thời điểm sóng có thể cuốn người ra xa hơn, thậm chí sóng lớn qua đầu có thể khiến người tắm biển bị sặc, ngạt nước.

Chính vì thế, hãy chú ý nghe ngóng thông tin dự báo thời tiết hoặc cảnh báo của đội ngũ an toàn viên tại bãi tắm trước khi quyết định có ra tắm hay không.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không đi tắm biển vào những ngày mưa bão vì thời tiết mưa bao rất nguy hiểm. Những con sóng lớn và những dòng chảy ngược sẽ là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với người tắm biển.

6. Không phơi nắng quá lâu trước khi xuống biển

Không nên phơi nắng quá lâu trước khi xuống biển, nhất là những lúc nắng gay gắt (từ 8h - 16h hàng ngày). Nắng gay gắt vừa không tốt cho sức khỏe, vừa khiến bạn có thể bị cảm lạnh khi đột ngột từ nhiệt độ cao chuyển sang nhiệt độ thấp của môi trường nước.

7. Tránh đi bơi một mình

Lưu ý khi tắm biển cần nhớ 3

Để đảm bảo an toàn, hãy luôn đi cùng 1 – 2 người khác khi đi bơi ở biển. Càng đông càng an toàn và càng dễ hỗ trợ nhau hơn khi chẳng may gặp phải sự cố.

Việc đi cùng vài người cũng đảm bảo rằng khi bạn gặp bất cứ tình huống bất ngờ gì thì cũng có người biết bạn đang gặp phải nó và nhanh chóng gọi người ứng cứu.

8. Các trường hợp cần lập tức lên bờ

Khi cơ thể mắc phải một trong những trường hợp sau đây, bạn nên lập tức tìm cách lên bờ: cảm thấy lạnh người, mệt mỏi đột ngột, nhức đầu hoặc đau nhức sau gáy, chuột rút, ngứa ngáy cơ thể, rối loạn thị giác, đau khuỷu tay và đầu gối, có dấu hiệu bị trướng bụng.

9. Các trường hợp không nên đi tắm biển

Tắm biển mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, tuy nhiên cũng có một số bệnh không nên tắm biển hoặc nếu có tắm thì chỉ tắm nước biển trong bể bơi mà thôi.
 
Những người mắc các bệnh sau đây không nên đi tắm biển: bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, các bệnh tim mạch, viêm tai giữa, viêm thận, người có thần kinh dễ bị kích thích hoặc thường xuyên sợ lạnh.

Trên đây là 9 lưu ý khi tắm biển cần nhớ mà halongcruisecenter muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trong bài viết này là hữu ích. Chúc bạn một chuyến đi biển thuận lợi, an toàn với nhiều kỷ niệm đáng nhớ!